"Tôi vội
vàng bay về Sài Gòn với gia đình."
Dùng dằng giữa
việc ở lại cùng gia đình hay ra đi để lo chăm sóc cho các con khi đó đang theo
học tại Canada, bà đã "lên chuyến bay Pan American cuối cùng ra khỏi Sài
Gòn", với điểm đáp xuống là Singapore.
"Tới
Singapore, họ tống cổ tôi vào tù bởi tấm passport của tôi đã thuộc về một đất
nước không có chính phủ, họ cho là không còn hợp lệ."
"Nhờ sự
giúp đỡ của Tòa Đại sứ VNCH, tôi được ra tù nhưng với điều kiện trong vòng 24 giờ phải rời
khỏi Singapore."
"Mọi người
thu góp tiền bạc mua cho tôi vé máy bay đi vòng quanh thế giới, mục đích
là để mua thời giờ bởi lúc đó không một nước nào cho tôi chiếu khán nhập cảnh."
Cuối cùng, sau một hành trình tạm dừng chân tại các phi
trường ở Pháp, ở Anh mà không được
phép ở lại, bà nói bà đã tới được Toronto, Canada, vào 6 giờ chiều ngày
30/4/1075 [tức ngày 1/5/1975 giờ Việt Nam] và "trở thành người tị nạn Việt Nam đầu tiên tới Toronto".
Đó không phải
là lần đầu tiên bà phải chia lìa gia đình mà không biết ngày nào gặp lại.
Diễn viên Kiều Chinh, hình chụp
2018
'Từ Bắc vô Nam'
vòng tay không nối liền
Diễn viên Kiều Chinh sinh năm 1937 tại Hà Nội, có cha là
viên chức làm việc trong chính quyền bảo hộ Pháp. Năm 1954, gia đình bà quyết định
vào Nam.
Trước đó,
trong thời gian Nhật và quân đồng minh giao tranh thời Chiến tranh thế giới thứ
hai, mẹ bà đã qua đời cùng đứa con sơ sinh do bom đạn.
"Một trái bom rớt xuống nhà thương nơi mẹ tôi đi sinh em bé, cả hai mẹ con đều
chết. Gia đình tôi còn lại ba anh em, bố tôi ở vậy nuôi ba con," diễn
viên Kiều Chinh kể với BBC.
Tuy nhiên, cuộc
ra đi 1954 lại khiến người thân tiếp tục xa nhau.
"Đêm trước khi gia đình ra đi, anh trai
tôi theo phong trào sinh viên, đi ra bưng [chiến khu]."
"Ở phi trường [Gia Lâm] đông kẹt người, mọi người
tranh nhau lên máy bay."
"Đến lượt chúng tôi, bố đẩy tôi lên máy bay và nói,
'Con đi đi, bố ở lại tìm anh, rồi bố và anh sẽ gặp con sau'."
"Lúc tôi trèo lên máy bay cũng là lần cuối cùng tôi
nhìn thấy bố, nghe thấy tiếng nói của bố."
"Bố nói rằng, 'Con đi đi, bố sẽ gặp con sau', thế
nhưng chúng tôi đã không bao giờ gặp lại nhau nữa."
Bà và người
anh trai chỉ được gặp lại nhau sau 41 năm, khi bà trở về Việt Nam vào năm 1995.
Bà trở về để lần
đầu được biết tin rằng sau thời điểm gia đình ly tán 1954, không chỉ bố
mà cả người anh trai bà cũng bị tù.
"Câu chuyện
đau thương của đất nước mình xảy ra cho bao triệu người. Cuộc chiến kéo dài khiến hàng triệu gia đình,
bố mẹ, con cái, vợ chồng... bị chia ly."
"Trong gia đình tôi, tôi mất bố từ năm mới 15 tuổi.
Tôi có ba anh em, thì ba anh em tản mát sống ba quốc gia. Anh tôi kẹt ở Hà Nội,
chị tôi sống ở Pháp, còn tôi vào Sài Gòn. Ba anh em mỗi người mỗi ngả."
"Khi gặp
lại anh, tôi cố hỏi chuyện, với rất nhiều câu hỏi, bố thế nào, gia đình
mình thế nào, tại sao anh ra đi... biết bao điều tôi muốn biết."
"Nhưng anh tôi nói, 'Em đừng hỏi nữa. Giây phút này
chúng ta được cầm tay nhau, 41 năm, đã 41 năm rồi anh em mới được nắm tay nhau.
Em đừng hỏi nữa. Gia đình mình không phải là gia đình duy nhất bị tan nát trong
đất nước một thời. Chúng ta cùng chung một số phận em ạ'."
"Tôi nhớ mãi lời năn nỉ của anh trai, 'Hãy nghĩ tới
bây giờ để mà cười, mình đã
khóc quá nhiều rồi'."
Bắt đầu sự nghiệp điện ảnh từ khi mới ở tuổi đôi mươi, Kiều
Chinh nhanh chóng nổi danh không chỉ tại Việt Nam mà còn trên màn bạc quốc tế.
Sau khi rời Việt Nam, bà tiếp tục đóng phim tại Hollywood
và hiện làm từ thiện trong dự án xây trường tiểu học ở các vùng của Việt Nam.
Sự nghiệp điện ảnh Kiều Chinh
Phim Hồi
Chuông Thiên Mụ (1957)
A Yank in
Viet-Nam (1964)
Operation
C.I.A. (1965) cùng Burt Reynolds
Sản xuất Người Tình Không Chân Dung (1971)
Đóng phim: M*A*S*H "In Love and War"
The Children of An Lac (TV)
Hamburger Hill (1987)
The Joy Luck Club(1993)
Riot (1997)
Catfish in Black Bean Sauce (1999)
Face (2002)
Journey From The Fall (2005)
Vai Triệu Âu trong China Beach
Cùng sản xuất Ride The Thunder (2015)
Nguồn: BBC
Câu chuyện văn hoá khác:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét