Nhà thơ Bùi Giáng
Nhưng rồi dần
dần, tôi mới ngẫm thấy rằng điều đó chẳng quan trọng mấy. Nếu cứ đâm đầu vào đi
tìm hiểu xem Bùi Giáng viết gì thì có ngày cũng dễ điên giống ông! Cái đọng
lại trong tôi mỗi khi đọc Bùi Giáng, ấy là một cảm giác hân hoan không cưỡng lại nổi, cứ như thể được nhận quà từ
tay một chú bé hồn nhiên, vui vẻ.
Cả thơ, cả văn
hay khảo cứu của ông đều gây cho tôi cái cảm giác ấy. Với tôi, có lẽ thế là đủ.
Trong 73 năm sống
trên cõi đời này, Bùi Giáng là người phiêu hốt qua hàng hàng chữ nghĩa. ông lãng đãng ngay từ bản
khai lý lịch không “đụng hàng” với bất cứ ai:
Hỏi tên? Rằng biển
xanh dâu
Hỏi quê? Rằng mộng
ban đầu rất xa
Gọi tên là một,
hai, ba
Đếm là diệu tưởng,
đo là nghi tâm.
Có vẻ như với
Bùi Giáng, đời là một cuộc vui bất tận và ông tận hưởng nó, diễn giải nó, yêu
thương nó, như cái cách mà ông đã từng viết: “Thơ vô tận vui”.
Mở đầu cho Mưa nguồn, thi phẩm đầu tiên của Bùi
Giáng được xuất bản năm 1962, ngoài lời đề từ giỡn cợt “rất Bùi Giáng” là “tặng
ba người con gái - chiêm bao ở bờ cỏ Phi Châu”, Bùi Giáng còn rút ra hai
câu trong bài Chào Nguyên Xuân có trong tập này, như một lời thề về cuộc đời (và có lẽ toàn bộ chữ
nghĩa) của ông:
Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước, miên trường phía sau
Mùa xuân phía trước, miên trường phía sau
Đấy là cái tâm thế của một người tung tăng trên đường đời,
chào gặp và giã biệt bất cứ ai dù lạ hay quen; và đời sống ông chảy trôi giữa
hai cảnh giới: luôn có một mùa xuân vẫy gọi tíu tít ở phía trước, trong khi
phía sau là những giấc ngủ dài.
Đời sống phiêu bồng của Bùi Giáng vang vọng trong thơ
ông. ông như một người lữ thứ đi trong cuộc đời, không biết từ đâu đến và cũng
không biết đi về đâu:
Ngày sẽ hết và tôi không ở lại
Tôi sẽ đi và chưa biết đi đâu
Tôi sẽ tiếc thương trần gian mãi mãi
Vì nơi đây tôi sống đủ vui sầu.
Tôi sẽ đi và chưa biết đi đâu
Tôi sẽ tiếc thương trần gian mãi mãi
Vì nơi đây tôi sống đủ vui sầu.
(Phụng hiến).
Trong cõi trần gian ấy, Bùi Giáng sống tận hiến cho từng
satna một, với một niềm vui sống bất tuyệt, như ông đã viết, vẫn trong bài Phụng hiến:
Tôi đã gửi hồn tôi biết mấy bận
Cho mây xa cho tơ liễu ở gần
Tôi đã đặt trong bàn tay vạn vật
Quả tim mình nóng hổi những chờ mong
Cho mây xa cho tơ liễu ở gần
Tôi đã đặt trong bàn tay vạn vật
Quả tim mình nóng hổi những chờ mong
Một tình yêu mãnh liệt đời sống với những sắc thái tế vi
của nó:
Xin yêu mãi yêu và yêu nhau mãi
Trần gian ôi! Cánh bướm cánh chuồn chuồn
Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại
Con vi trùng cùng sâu bọ cũng yêu luôn.
Trần gian ôi! Cánh bướm cánh chuồn chuồn
Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại
Con vi trùng cùng sâu bọ cũng yêu luôn.
Có lẽ, cái tình yêu đời sống mãnh liệt ấy đã là đôi cánh
bướm mỏng nhẹ nhàng mang thơ ông len lỏi vào trái tim những người yêu
thơ.
Trong nền thơ Việt Nam, có một thế giới thơ tình
Nguyễn Bính. Có một thế giới thơ tình Xuân Diệu. Vậy liệu có một thế giới thơ
tình Bùi Giáng hay không?
Theo tôi là có.
Trong thơ Bùi Giáng, hình ảnh người con gái lớn mênh mông
mà cũng thật nhỏ nhoi. Tựu trung lại, nàng bao giờ cũng đẹp:
Ôi một người con gái
Là đúng một bầu trời
Là sinh con đẻ cái
Đẹp bằng hột mưa rơi
ôi một người con gái
Dù là gái đốt than
Cũng đẹp như suối ngàn
Chảy từ trên núi xuống.
Là đúng một bầu trời
Là sinh con đẻ cái
Đẹp bằng hột mưa rơi
ôi một người con gái
Dù là gái đốt than
Cũng đẹp như suối ngàn
Chảy từ trên núi xuống.
(Ôi một người con gái).
Trong tình yêu của thơ Bùi Giáng, nỗi nhớ luôn hiển hiện
như một thành tố không thể thiếu. Có một thời, có lẽ do bị ảnh hưởng bởi những
tiểu thuyết cổ trang, Bùi Giáng thường xưng “Trẫm”, như một vị vua trước các thần
dân trong vương quốc tưởng tượng của riêng Bùi Giáng. Vị vua này cũng không được
miễn nhiễm khỏi cái sắc thái thông thường của người đang yêu:
Trẫm ở bên trời
Trẫm nhớ em
Trên trời trẫm nhớ
Trẫm thương thêm
Trẫm buồn như thể
Trời buồn thảm
Trẫm khóc vô ngần
Trẫm nhớ em.
Trẫm nhớ em
Trên trời trẫm nhớ
Trẫm thương thêm
Trẫm buồn như thể
Trời buồn thảm
Trẫm khóc vô ngần
Trẫm nhớ em.
(Trẫm một mình nhớ nhung hoàng hậu của trẫm).
Và hiển nhiên là vị vua Bùi Giáng, khi xa cách em, cũng rối
ren, cũng dằn vặt với câu hỏi thường xuyên đặt ra: “Em đâu?”. Hồi đó chưa có điện
thoại di động, những người yêu nhau bình thường giải tỏa nỗi nhớ bằng cách viết
thư cho nhau, còn Bùi Giáng thì… làm thơ:
Em ở đâu rồi Trẫm nhớ em
Trẫm buồn chẳng biết viết gì thêm
(Em có nhớ Trẫm chăng em nhỉ
Trẫm viết dòng nào
Cũng rối ren).
Trẫm buồn chẳng biết viết gì thêm
(Em có nhớ Trẫm chăng em nhỉ
Trẫm viết dòng nào
Cũng rối ren).
(Em ở bên trời).
Bùi Giáng là một trong số hiếm hoi những nghệ sỹ mà ngay
khi ông còn sống đã có vô vàn những giai thoại vây quanh. Trong số đó, có một
giai thoại về việc Bùi Giáng tự viết “tiểu sử” trong một bản thảo chép tay ghi
trong cuốn sổ gửi vào chùa Pháp Vân, Gia Định, Sài Gòn ngày 10-11-1993. Trong
cái “tiểu sử” giai thoại này, có những dòng liên quan đến đối tượng luyến ái của
ông:
“1942: trở ra Huế vì nhớ nhung gái Huế…
1970: Lang thang du hành lục tỉnh, gái Châu Đốc thương yêu và gái Long Xuyên yêu dấu
Gái Chợ Lớn khiến bị bịnh lậu (bịnh hoa liễu)”.
1970: Lang thang du hành lục tỉnh, gái Châu Đốc thương yêu và gái Long Xuyên yêu dấu
Gái Chợ Lớn khiến bị bịnh lậu (bịnh hoa liễu)”.
Không rõ sự chân thực của những dòng “tiểu sử” giai thoại
này đến đâu, nhưng trong suốt cuộc đời mình, ngoài người vợ chính thức Bùi Thị
Ninh đã không may mất sớm, Bùi Giáng có vô số những người yêu trong mộng. Danh
sách “người yêu” của Bùi Giáng, cũng là những nguồn cảm hứng bất tận cho thơ
ông, trải dài từ Nam Phương hoàng hậu, Phùng Khánh (Thích Nữ Trí Hải), ca sỹ Hà
Thanh, kỳ nữ Kim Cương cho đến những minh tinh màn bạc ngoại quốc tài danh
đương thời Bùi Giáng như Marilyn Monro và Brigitte Bardot! Đấy là còn chưa kể đến
những người tình không tên như “em Mọi nhỏ” mà Bùi Giáng luôn nhắc đến với niềm
trân trọng.
Có lẽ bởi đó là những người yêu trong mộng tưởng nên tình
yêu của Bùi Giáng đối với họ thấm đẫm những ẩn ức tình dục libido. Có thể thấy
cái chất libido này lại thấm đẫm trong nhiều câu thơ của Bùi Giáng. Khả năng tận
dụng từ ngữ tiếng Việt phi phàm cho phép Bùi Giáng tung hứng với những cách nói
lái dân gian điển hình. Trong thơ ông xuất hiện với tần suất cao những “tồn
lưu”, “liên tồn”, “lưu tồn”, “cồn hoa lá”, “lộn đàng”; thậm chí Bùi Giáng còn lấy
bút danh của mình là “Vân Mồng” cho bản dịch tiểu thuyết Khung cửa hẹp của
André Gide, lấy tên nhà xuất bản cho tập tiểu luận Đường đi trong rừng là Lá
hoa cồn, hay đưa hẳn cái từ Lá hoa cồn này vào tên một tập thơ: Mưa nguồn và Lá
hoa cồn, nhà An Tiêm xuất bản năm 1973!
Đây:
Mép bờ nước mọc nguyên tiêu
Tờ điên hoa dậy trăng Chiều Dã Man
Đất về lịch sử thênh thang
Cồn Hoa Lá trút cho hàng ngửa nghiêng.
Tờ điên hoa dậy trăng Chiều Dã Man
Đất về lịch sử thênh thang
Cồn Hoa Lá trút cho hàng ngửa nghiêng.
(Cồn hoa lá).
Đây:
Trăm năm trong cõi sinh tồn
Cá bờ mương nhảy sô hồn xuống hang
Biết bao là gái lộn đàng
Nhớ nhung như nhớ lang thang mây chiều
Cá bờ mương nhảy sô hồn xuống hang
Biết bao là gái lộn đàng
Nhớ nhung như nhớ lang thang mây chiều
…
Một ngàn cỏ lá cồn trơ
Đẩy ngang ngửa nhịp nước cờ chiêm bao
Dấn thân thể dấn bước vào
Xịch mành sực tỉnh hàng rào chắn ngang.
Đẩy ngang ngửa nhịp nước cờ chiêm bao
Dấn thân thể dấn bước vào
Xịch mành sực tỉnh hàng rào chắn ngang.
(Bờ tồn sinh).
Đây nữa:
Mở hai hàng cỏ long đong
Úp môi vào thút thít trong một vùng.
Úp môi vào thút thít trong một vùng.
(Mở cỏ vào môi).
Đọc những câu thơ này của Bùi Giáng, thoảng như thấy Hồ
Xuân Hương đâu đây.
Nhiều người biết Bùi Giáng là một dịch giả siêu phàm với
hàng ngàn trang dịch các tác phẩm triết học khó nhằn của các triết gia, các tiểu
thuyết, kịch hiện sinh của André Gide, Gérard de Nerval, Albert Camus,
W.Shakespeare…ông cũng có những trang dịch với ngôn ngữ tuyệt đẹp các tác phẩm
đầy thơ mộng của Saint Exupéry như Hoàng tử bé, Cõi người ta…
Nhưng ít ai biết được là Bùi Giáng đã từng dịch truyện
chưởng!
Trong số các “đại gia võ hiệp” của tiểu thuyết chưởng Tàu
thập niên 60 của thế kỷ trước, Ngọa Long Sinh là một tên tuổi nổi bật, sánh
ngang với những Cổ Long, Lương Vũ Sinh, Gia Cát Thanh Vân…, có lẽ chỉ kém Kim
Dung tí chút. Tiểu thuyết của các tác giả này được độc giả đô thị miền Nam nồng
nhiệt đón nhận hồi thập niên 60-70, được dịch và in với số lượng lớn.
Một trong những tác phẩm của Ngọa Long Sinh mà Bùi Giáng
chọn dịch là Kim kiếm điêu linh, sau này được những người dịch khác lấy cái
tựa đề dễ hiểu hơn là Xác chết loạn giang hồ!
Cách đây nhiều năm, Bùi Giáng từng viết, trong bài thơ cuối
của tập Mưa nguồn, bài Mai
sau em về:
Ta đi còn gửi đôi giòng
Lá rơi có dội ở trong sương mù?
Lá rơi có dội ở trong sương mù?
Cuộc đời cũng như sự nghiệp chữ của Bùi Giáng cũng giống
như một tiếng lá rơi dội trong sương mù của đời sống. Tiếng dội ấy sẽ còn vang
rất xa, rất sâu…
YÊN BA
Nguồn: ANTGCT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét