Tôi cảm ơn Việt Nam vì đã sẵn lòng đón chào tôi và nhiều
người khác, vì đã trao cho tôi cơ hội được cống hiến cho sự nghiệp mình đã chọn
- một nhà giáo dục ở đây. Đó là công việc mà tôi thật sự tâm đắc cũng như cảm
thấy được mang lại giá trị xứng đáng cho chính mình và người khác.
Như lời nhà thơ người Mỹ Robert Frost (1874-1963), cũng
là họ hàng xa của tôi:
"Một ngã rẽ giữa rừng sâu,
Và tôi - tôi đã chọn con đường ít dấu chân hơn bám đầy bụi đất.
Mọi sự khác biệt bắt nguồn từ đó".
Và tôi - tôi đã chọn con đường ít dấu chân hơn bám đầy bụi đất.
Mọi sự khác biệt bắt nguồn từ đó".
Tôi đã cho phép tôi chọn con đường ít dấu chân hơn, bám đầy
bụi đất: sống và làm việc tại Việt Nam thay vì quê hương Mỹ của mình. Và quả thực,
mọi khác biệt với tôi cũng bắt nguồn từ ngả rẽ đó.
Những gì đập vào mắt tôi trong chuyến đi đầu tiên đến Việt
Nam vào năm 1996 là hình ảnh một quốc gia đang biến đổi liên tục, chỉ vừa khai
mở cánh cửa của mình với thế giới sau hàng thế kỷ bị cô lập và hứng chịu đói
nghèo. Lý do chủ yếu đến từ lệnh cấm vận do Mỹ đứng đầu và hậu quả của hai cuộc
chiến tranh tàn khốc, cuộc chiến kháng Pháp và ngay sau đó là bước chân đẫm máu
của Đế quốc Mỹ. Tất cả những gì tôi biết về Việt Nam vào thời điểm đó đa phần đến
từ sách sử và một vài du học sinh Việt đến Mỹ trong "thuở ban đầu".
Dù vào lúc ấy, nơi đây là một trong những quốc gia nghèo
khó nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt hơn 300 USD mỗi năm,
tôi đã thấy một nguồn năng lượng tiềm ẩn, sự tự nhiên và thuần phác không đong
đếm nổi toát ra từ con người và đất nước này. Tôi cảm nhận được tham vọng đang
lớn dần cũng như một tiềm lực còn đang say ngủ ở đây. Việt Nam là quốc gia đã
vượt qua được những gì tệ hại nhất mà hai cường quốc đã ném vào họ mà vẫn ngẩng
cao đầu, chuẩn bị, sẵn lòng, háo hức lao vào một tương lai tươi sáng.
Đó là lúc bắt đầu Đổi mới, năm 1986. Bất chấp muôn vàn
khó khăn cản đường, từ đó và xuyên suốt hai mươi ba năm qua - mà tôi đã vinh dự
được tận mắt chứng kiến hơn một nửa quãng thời gian đó - Việt Nam đã thật sự
vươn mình từ đống tro tàn.
Kể từ những ngày đầu đến sống ở đây vào năm 2005, tôi
cũng đã được tận mắt chứng kiến những sự kiện ấm tận con tim mình và qua đó củng
cố được góc nhìn của tôi cũng như thấy rõ được định nghĩa trong từ điển về lòng
yêu nước đã được phơi bày qua chính người Việt Nam. Tôi thấy họ yêu mến và sẵn
lòng cống hiến cho đất nước mình bên cạnh việc chung vui với những thành tựu bất
kể lớn nhỏ, thậm chí là một giải bóng đá. Hay cùng chung cảm xúc đau buồn bởi sự
ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào năm 2013.
Năm ngoái, Việt Nam ghi nhận tăng trưởng GDP lên đến hơn
7%, cao thứ nhì trong khu vực Đông Nam Á và thứ 9 toàn cầu. Dẫu cho không phải
tất cả mọi người đều được hưởng lợi từ sự tăng trưởng dựa trên thành tích xuất
khẩu và phần nhiều bởi doanh nghiệp FDI này, nhưng chắc chắn nó đang nâng đỡ
con thuyền kinh tế của quốc gia.
Và vì nhiều lý do khác nữa, Việt Nam đã trở thành một miền
đất đầy cơ hội cho hàng triệu người, trong đó tất nhiên có cả những người nước
ngoài sẵn lòng mạo hiểm, thích nghi, sẵn lòng tạo dựng một đội ngũ làm việc đa
văn hóa, đa chủng tộc.
Khác với những người nước ngoài mà không ít trong số họ
cho rằng bản thân mình biết nhiều hơn, ngập chìm trong sự tự tin về văn hóa của
mình vốn phức tạp cao siêu (hay còn gọi là chủ nghĩa dân tộc), tôi không thích
đưa ra những lời khuyên dư thừa khi ở đây bởi một lẽ: sau cùng thì, Việt Nam
thuộc về dân tộc Việt Nam. Kể cả những người đã ở đây rất lâu, hoặc thậm chí là
đã và sẽ ở đây cả đời, người nước ngoài hay cựu ái quốc, tất cả cũng chỉ là
khách.
Trong số người nước ngoài chúng tôi, những con người hành
động và tư duy như những công dân toàn cầu, thường chia sẻ kinh nghiệm và tri
thức không phải vì chúng tôi cho rằng "cách của mình" tốt hơn mà bởi
lẽ chúng tôi thật sự quan tâm tới đất nước này. Cùng với các bạn, những người
chúng tôi thở chung một bầu không khí, ăn chung một loại thức ăn, bước chân
cùng nhịp trên những con đường và lái xe hòa trong một dòng người. Và rằng
chúng tôi biết rất rõ Việt Nam còn có thể tốt hơn hiện tại rất nhiều.
Ngày Quốc khánh hôm nay là lúc thích hợp nhất để mỗi người
Việt Nam nhìn lại những gì mình đã trải qua, đã làm được và cũng là lúc cân nhắc
xem mỗi người và mọi người có thể làm gì để cuộc sống tốt hơn. Ví dụ như thay đổi
nhận thức, lối sống, hành động vì môi trường, tăng cường văn minh đô thị trên
đường phố, cải thiện đạo đức kinh doanh và các lĩnh vực cốt yếu khác trong tầm
tay của mình.
"Lòng yêu nước đặt quốc gia cao hơn cả vị trí hiện tại
của nó", tôi cho rằng câu nói của Adlai Stevenson II, một ứng viên tổng thống
Mỹ và là đại sứ của Mỹ tại Liên hợp quốc nói về những người ái quốc rất phù hợp
với người Việt Nam.
Bên cạnh việc ăn mừng những thành tựu chung về tăng trưởng,
cải thiện chất lượng cuộc sống, khoa học nghệ thuật và thể thao, người dân yêu
nước còn có thể đưa ra những nhận xét mang tính xây dựng tích cực cho quốc gia
của mình một cách chính đáng. Bởi họ muốn chính quốc gia ấy tốt đẹp hơn.
MARK A. ASHWILL
Theo VNEX
XIN
XEM THÊM:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét