Ải Bắc quân thù kinh vó ngựa
Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi
Chàng ơi điện ngọc bơ vơ quá
Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ soi
Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi
Chàng ơi điện ngọc bơ vơ quá
Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ soi
Dù là vị vua đứng
đầu triều chính thì lúc này nỗi cô đơn vẫn vò xé trái tim bà. Quan niệm nghệ
thuật mới về con người đã
thể hiện hình ảnh bà Trưng thật sống
động và gần gũi. Người đọc thấm thía với nỗi đau riêng của bà qua 20 thế kỷ.
Có thể khẳng định
rằng, chỉ có tình cảm và nỗi lòng trắc ẩn của một nữ sĩ như Ngân Giang mới khắc họa được chân dung bà Trưng độc đáo và tài hoa đến thế.
Bài thơ này đã góp phần quan trọng đưa Ngân Giang đến với sự tôn vinh “Nữ
hoàng Đường thi” của thế kỷ XX.
Nhà thơ Ngân Giang.
Chung quanh cuộc đời hơn 80 năm cầm bút của nhà thơ Ngân Giang có khá nhiều câu chuyện đã
trở thành giai thoại.
Người ta kể lại
rằng, vào ngày 25- 3-1969, thi sĩ Đông Hồ trong khi đang bình bài thơ này cho các sinh viên Đại học Văn khoa
Sài Gòn cùng thưởng thức, đọc
đến câu: “Ải Bắc quân thù kinh vó ngựa/ Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi” và ông
mới thốt lên: “Chàng ơi....” thì ngất xỉu ngay trên bục giảng, để rồi
sau đó ít giờ, ông vĩnh viễn từ biệt thế gian.
Cái chết của thi sĩ - nhà giáo Đông Hồ trong lúc trình diễn
bài thơ của nữ sỹ Ngân Giang được
xác định là do chấn động tâm lý, dẫn tới cơn tai biến mạch máu não. Đây được xem là một
trong những giai thoại văn chương ấn tượng nhất từ trước tới nay.
Trước đó, năm 1952, thi sĩ Đông Hồ và nữ sĩ Mộng Tuyết ra
Bắc thăm Ngân Giang. Trong buổi gặp gỡ, họ yêu cầu bà đọc bài thơ Trưng Nữ Vương.
Khi Ngân Giang
ngâm xong, hai người bạn thơ rất thích thú và kể cho bà nghe chuyện: Có một số
thi sĩ miền Nam nghi bài này của nam giới làm, mới có lời thơ phí khách như vậy.
Đông Hồ phải đưa ảnh Ngân Giang ra giới thiệu, họ mới chịu tin.
Trong buổi nói
chuyện, Đông Hồ kể về cảnh đẹp sông Hương, núi Ngự và tặng Ngân Giang bài thơ:
Kẻ sĩ vẫn còn hương vãn tuyết,
Danh hoa đành mãi nở trong mưa
Mày ngài mắt phượng khôn qua số
Bút thỏ nghiên son mấy đợi chờ
Hoa cúc để gày thu đất Bắc
Đường về mang nặng mối tương tư…
Danh hoa đành mãi nở trong mưa
Mày ngài mắt phượng khôn qua số
Bút thỏ nghiên son mấy đợi chờ
Hoa cúc để gày thu đất Bắc
Đường về mang nặng mối tương tư…
Nghe lời kể của các bạn thơ, Ngân Giang cảm xúc làm bài
thơ Huế để tặng lại:
Huế
(Kỉ niệm buổi hội ngộ nhà
thơ Đông Hồ)
Đông Hồ tưởng niệm bao nhiêu
Đêm đêm lệ nến rơi theo lá vàng
Huế, qua lời bạn Đông Hồ
Hương Giang đẹp lắm! Không vô cũng hoài
Mây mờ núi Ngự chơi vơi
Hò ơ! Mái đẩy chở người trong trăng
Chén mời, thuyền ghép bâng khuâng
Thơ trao mặt nước, nước lồng bóng mây
Nghiêng hồ nghe khách so dây
Mà nao nao nhớ, mà ngây ngây buồn
Cho tôi bỗng mến, bỗng thương
Nẻo vào chốn đó, con đường có xa?
Ân cần chuốc rượu vì hoa
Xứ thần tiên ấy hẳn là rất thơ
Buông chèo theo lối trăng khuya
Khách tài tình vốn đi, về tìm nhau!...
Đêm đêm lệ nến rơi theo lá vàng
Huế, qua lời bạn Đông Hồ
Hương Giang đẹp lắm! Không vô cũng hoài
Mây mờ núi Ngự chơi vơi
Hò ơ! Mái đẩy chở người trong trăng
Chén mời, thuyền ghép bâng khuâng
Thơ trao mặt nước, nước lồng bóng mây
Nghiêng hồ nghe khách so dây
Mà nao nao nhớ, mà ngây ngây buồn
Cho tôi bỗng mến, bỗng thương
Nẻo vào chốn đó, con đường có xa?
Ân cần chuốc rượu vì hoa
Xứ thần tiên ấy hẳn là rất thơ
Buông chèo theo lối trăng khuya
Khách tài tình vốn đi, về tìm nhau!...
Nhà thơ Ngân Giang như nhiều người biết là một trang nữ
lưu tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời bà gặp nhiều trắc trở, đúng với câu “hồng
nhan đa truân, tài mệnh tương đố”.
Thân phận truân chuyên của nữ sĩ đã được chính bà khắc họa
thật rõ nét trong thơ mình. Bài thơ Tâm trạng với những câu
thơ Đường luật chặt chẽ về niêm luật và đối xứng thoáng đạt đã khắc họa rất
chân thực những cảm xúc nỗi niềm của một người đàn bà đa đoan, đa cảm:
Ngày chửa sang thu đã thấy buồn
Tình chưa ngời sáng đã hoàng hôn
Thân không trời đất, mà mưa gió
Lòng chẳng binh đao, cũng chiến trường
Tình chưa ngời sáng đã hoàng hôn
Thân không trời đất, mà mưa gió
Lòng chẳng binh đao, cũng chiến trường
Hiếm có một tiếng thơ nữ nào thể hiện một giọng thơ thảng
thốt và đầy khí phách đến như vậy. Những dòng thơ đầy tâm trạng ấy đã vận vào đời
Ngân Giang như một nỗi ám ảnh định mệnh.
Trong cuộc đời đắng cay, nước mắt nhiều hơn nụ cười, có
những lúc cùng đường tuyệt vọng. Ngân Giang đã toan tìm đến cái chết. Nỗi niềm
cay đắng ấy đã được bà bộc lộ rất thành thật:
Đời bạc đã toan liều mệnh bạc
Nghĩa thâm khôn dứt với tình thâm
Nghĩa thâm khôn dứt với tình thâm
Cả những nỗi trớ trêu, nghịch cảnh trong thân phận mình
cũng hiện rõ trong những lời thơ xót xa, cay đắng:
Mẹ theo chồng mới, cười như mếu
Con nhớ cha xưa, khóc ngỡ đùa
Con nhớ cha xưa, khóc ngỡ đùa
Đến những năm 70 của thế kỉ trước, Ngân Giang lui về sống
ở bãi Nghĩa Dũng ven sông Hồng. Lúc này tuổi cao, sức yếu, Ngân Giang mở một
quán bán nước chè để kiếm sống qua ngày. Cảnh nghèo túng, nỗi cô đơn hiu hắt
cũng đã được bà diễn tả qua những câu thơ thật đến nhói lòng:
Một quán bên sông cuối phố nghèo
Miếng trầu, bát nước có bao nhiêu
Sự đời hay dở khoan bàn đến
Lá rụng quanh thềm gió hắt hiu
Miếng trầu, bát nước có bao nhiêu
Sự đời hay dở khoan bàn đến
Lá rụng quanh thềm gió hắt hiu
Gánh nặng cơm áo trĩu đôi vai gầy của người đàn bà tài sắc
mà đa đoan lận đận, nó in dấu khổ đau trong tâm hồn và trên thể xác:
Mười năm quét lá bên sông
Hình hài để lại cái còng trên lưng
Hình hài để lại cái còng trên lưng
Điều đáng nói là trong hàng trăm bài thơ khắc họa về nỗi
cô đơn và sự nghèo túng nhưng mỗi bài một vẻ, một cách diễn đạt khác nhau. Xâu
chuỗi lại, người ta vừa xót thương, vừa cảm phục, không hiểu bà lấy đâu ra sức
lực và lòng kiên nhẫn để hứng chịu và vượt lên tình cảnh đó.
Suốt cuộc đời mình, nữ sĩ Ngân Giang đã “vịn câu thơ mà đứng
dậy”. Bà say mê tâm huyết với thể thơ Đường luật. Thể thơ vốn
trang trọng, đài các này đã song hành với cuộc đời nhiều cay đắng, lắm gian
nan, nhưng cũng không ít tài hoa, chói sáng. Có lẽ nữ sĩ Ngân Giang cũng đã cảm
nhận được điều đó khi tổng kết về đời thơ mình:
Ôi một đời thơ, xót luật Đường
Lênh đênh hoa dạt sóng muôn phương
Điệu tỳ lỡ dịp, tơ dang dở
Là một tài hoa mấy đoạn trường
Lênh đênh hoa dạt sóng muôn phương
Điệu tỳ lỡ dịp, tơ dang dở
Là một tài hoa mấy đoạn trường
Từ tập thơ Giọt lệ xuân ra đời năm Ngân
Giang 16 tuổi cho đến những bài thơ viết lúc cuối đời, thơ của nữ sĩ là những Tiếng
vọng sông Ngân còn vang mãi trên thi đàn nước Việt.
Đã muốn gác
bút, nhưng rồi...
So với các nữ
sĩ cùng thời như Anh Thơ, Hằng Phương…, cuộc sống riêng tư của Ngân Giang trắc
trở hơn nhiều.
Trắc trở, ngơ
ngác ngay từ khi đầu xanh tuổi trẻ: "Con lên hai, mẹ hai mươi/ Ngơ ngác buồn
tênh giữa cuộc đời/ Gió táp, mưa lầm… ôi giá lạnh/ Đường về, biết sẽ hỏi thăm
ai" (Đường về).
Cho đến khi bạc
đầu: "Còm cõi bên sông tóc úa dần/ Tay nâng chén nước, lệ đầy khăn" (Quán mưa bãi vắng).
Đã có lúc trong quẫn bách, tuyệt vọng, Ngân Giang định
gác bút. Nhưng tình yêu thơ ca không
cho phép bà dừng lại. Đây chính là khả năng vượt lên số phận, là bản lĩnh xuyên
qua nghịch lý để có một Ngân Giang nữ hoàng Đường luật sánh với ông
hoàng Đường luật Quách Tấn của Mùa cổ điển.
Thật khó hình dung trong cảnh sống khốn khó, ngặt nghèo của
gánh nặng cơm áo gạo tiền mà gia tài
thi ca của Ngân Giang lên tới 4 nghìn bài, mà đặc sắc nhất là những bài
thơ Đường luật.
Với nhiều người,
thơ Đường luật đã qua thời hoàng kim và trở nên nhạt màu từ sau thời Thơ mới, nhưng với Ngân Giang, đây là thể
thơ giúp bà diễn tả mọi cung bậc cảm xúc, mọi chìm nổi, sóng gió đời
mình một cách thuận tay nhất. Dường
như những phép tắc từ chương, niêm luật gò bó, rắc rối không hề cản trở
hoa tay người viết. Đường luật đã
thực sự trở thành máu thịt của bà.
Điều đó làm cho người đọc mỗi khi nghĩ đến Ngân Giang lại mường tượng thấy dường như một tài
nữ đâu đó trong trong cõi vời vợi của không gian vang bóng một thời nay
trở về trú ngụ trong cuộc đời lắm nỗi truân chuyên này.
Thực ra việc xuất hiện quá nhiều trong thơ Ngân Giang những sầu hận, buồn tủi, cô đơn, uất hận
đã phần nào làm hạn chế sức tung phá của ngòi bút. Thậm chí, sáo mòn! Nhưng chính sự lặp đi lặp lại của các mô típ
đó đã khiến cho người đọc hiểu
sâu kỹ hơn bản sắc tâm hồn Ngân Giang, thấy rõ hơn những nỗi niềm thân phận đời bà. Nỗi buồn bủa
vây suốt đời bà như định mệnh khó gỡ.
Vào năm 1987,
khi đã 71 tuổi, Ngân Giang vẫn còn đau đáu vì một điều bất thành nào đó:
"Nắng mưa mấy độ bao chờ đợi/ Một kiếp là thôi một kiếp sầu" (Cảm
thán).
Bốn nghìn bài thơ là hàng nghìn mảnh vỡ của một tâm trạng buồn sầu. Tuy nhiên con số
mấy nghìn bài thơ Đường luật kia chỉ
có ý nghĩa như những con số
nói lên tâm huyết và sự bền chí trong sáng tạo nghệ thuật của bà. Cái quan trọng
nhất để Ngân Giang mãi còn trong lịch sử văn học chính là Trưng Nữ Vương (1939) ra đời trong những
phút xuất thần không lặp lại.
Sở dĩ Trưng Nữ
Vương thuyết phục được cả những người đọc khó tính nhất bởi ở đó có sự hòa
quyện, ngân vang của hai nguồn cảm xúc song hành: chất giọng sử thi và cái chơi vơi, cô đơn của tâm trạng. Bài thơ đã
thể hiện được một cách tài hoa tầm vóc, khí phách của một vị anh hùng giàu nữ
tính: "Ngang dọc non sông đường kiếm mã/ Huy hoàng cung đện nếp cân
đai".
LƯU KHÁNH THƠ
Theo ANTG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét