Nhà văn Thanh Giang bên sông Bến Tre
Nhà văn quân đội Thanh Giang quê ở xứ dừa Bến Tre, quê của
nữ tướng anh hùng Nguyễn Thị Định cùng đội quân tóc dài xuất quỷ nhập thần đã
làm nên một Dáng đứng Bến Tre ngày Đồng khởi. Các sáng tác văn học của Thanh
Giang đậm chất Nam Bộ, nơi ông từng cầm súng. Đó là những: “Dòng sông nước mắt”;
“Vùng tranh chấp”; “Khúc chuông chùa”; “Rừng hát”; “Lửa hương rừng dừa”; “Sóng
Hàm Luông”… Trong các sáng tác của ông, dù là thơ, kịch hay văn xuôi, thì
hình ảnh người lính nơi ông chiến đấu và công tác đều hiện lên rất quả cảm,
chân tình nhưng cũng thật đời thường, dung dị.
Những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tại chiến
trường “Miền Đông gian lao mà anh dũng” ông được biên chế về Cục Chính trị Quân
giải phóng Miền Nam với nhiệm vụ trợ lý văn nghệ, đã cùng các nhà văn Võ Trần
Nhã, Minh Khoa làm tờ Văn nghệ Quân giải phóng những số đầu tiên. Sau đó nhà
văn Nguyễn Ngọc Tấn, rồi sau nữa là Nguyễn Trọng Oánh, Triệu Bôn, Nam Hà… Có thể
nói những ngày ở Văn nghệ Quân giải phóng là những ngày đẹp đẽ,
trẻ trung, sôi nổi nhất của nhà văn Thanh Giang. Những ngày đó, ông đã viết những
tác phẩm đầu tiên: “Một tên sen đầm Hoa Kỳ”, “Đánh trong lòng địch”…
Với
tư cách một biên tập viên, một phóng viên mặt trận, một nhà văn chiến sĩ, Thanh
Giang đã cùng bộ đội tham dự các chiến dịch Bình Giã, Bàu Bàng, Sài Gòn-Mậu
Thân 1968… Ông từng “Vượt đồng chó ngáp”, băng lộ 4 “Con lộ bạc đầu”,
vượt Cửu Long Giang “Con sông giảm kỷ”… Ông từng đột ấp, công đồn, chống
càn… rồi làm rẫy, săn thú, hái rau, đào củ rừng, xuống sông, ra suối bắt cá cải
thiện. Những trái dừa xiêm mát ngọt đã bao đời nuôi người dân xứ dừa Bến Tre Đồng
khởi. Đã bao nhiêu trái dừa được hái xuống nuôi bộ đội, nuôi niềm tin và hy vọng
mà hôm nay nó vẫn thơm thảo ngọt lành. Ông Năm, cái tên thân thương mà bà con
chòm xóm dành cho Thanh Giang đã nói lên tình đất, tình người ở đây sâu đậm biết
chừng nào. Thanh Giang đã có vài chục tác phẩm bao gồm thơ, truyện ngắn, tiểu
thuyết. Tiêu biểu như: Bông súng đỏ; Chiến trường sống và viết; Cô biệt động;
Dòng sông nước mắt… Đặc biệt là tiểu thuyết Khúc chuông chùa viết
về các chiến sĩ biệt động Sài Gòn, một tiểu thuyết hay nhất trong đời văn Thang
Giang.
Ông cũng có những kịch bản phim chất lượng về chiến tranh, từng được nhiều giải thưởng Văn học của trung ương và địa phương. Sau bộ phim “Đêm Bến Tre” (ông là tác giả kịch bản văn học mang tên: Lửa hương rừng dừa, được giải B - không có giải A của Tổng cục Chính trị), năm 2005 ông hoàn thành tiểu thuyết Sóng Hàm Luông khá dày dặn, bề thế. Đây là cuốn tiểu thuyết ông viết để “Kính dâng hương hồn nữ tướng Anh hùng Nguyễn Thị Định cùng đồng bào đồng chí Bến Tre đã anh dũng ngã xuống vì sự nghiệp cách mạng”. Tác phẩm gần 600 trang này nằm trong chương trình đầu tư sáng tác viết tiểu thuyết sử thi của Bộ Quốc phòng.
Ông cũng có những kịch bản phim chất lượng về chiến tranh, từng được nhiều giải thưởng Văn học của trung ương và địa phương. Sau bộ phim “Đêm Bến Tre” (ông là tác giả kịch bản văn học mang tên: Lửa hương rừng dừa, được giải B - không có giải A của Tổng cục Chính trị), năm 2005 ông hoàn thành tiểu thuyết Sóng Hàm Luông khá dày dặn, bề thế. Đây là cuốn tiểu thuyết ông viết để “Kính dâng hương hồn nữ tướng Anh hùng Nguyễn Thị Định cùng đồng bào đồng chí Bến Tre đã anh dũng ngã xuống vì sự nghiệp cách mạng”. Tác phẩm gần 600 trang này nằm trong chương trình đầu tư sáng tác viết tiểu thuyết sử thi của Bộ Quốc phòng.
Trường phổ thông trung học Nguyễn Văn Tư, nơi cậu bé
Thanh Giang từng theo học để rồi lớn lên thành chiến sĩ, thành nhà văn cách mạng,
một ngày đầu tháng 5-2009 rưng rưng đón người lính già trở về. Những cô bé cậu
bé đang nô đùa kia rồi ai sẽ trở thành chiến sĩ, nhà văn? Ông đứng nhìn những
tươi non hôm nay với dáng điệu và xúc cảm khó tả của một người từng đi qua biết
bao cơ cực. Nhìn ông lúc ấy mới thấy hết ý nghĩa của những chiến thắng, những
hy sinh của nhiều thế hệ mà trong ấy ông là một đại diện.
Dưới bóng tượng đài
Chiến thắng Đồng khởi-Bến Tre, ba thế hệ gia đình nhà văn đứng lặng trước những
anh hùng liệt sĩ đã hy sinh, máu xương của một thời. Ông im lặng rất lâu trước
những hàng bia liệt sĩ khuyết danh. Trong cái nắng xứ dừa, mái đầu trần đốm bạc
của nhà văn khe khẽ rung lên. Ông dừng lại rất lâu trước những hàng chữ thẳng tắp
trên tấm bia đá hoa cương màu xám. Phải đến khi người cháu nhắc, ông mới chậm
chậm bước từng bậc vào khu bảo tàng. Trong bảo tàng Bến Tre Đồng khởi, Thanh
Giang dừng rất lâu trước các hiện vật, một mảnh đạn, một cây chông, một lưỡi
mác, một chiếc lược bằng kim loại, chiếc bi đông méo mó… dường như ông đang tìm
về với những đồng chí đồng đội mình, với những bà má Bến Tre sẵn sàng hy sinh đứa
con cuối cùng của mình cho cách mạng. Đó là mạch nguồn đã nuôi dưỡng cảm hứng
sáng tạo của ông. Để rồi, ở cái tuổi tám mươi, lão nhà văn vẫn cầm chắc cây
bút, như là cây súng của mình.
PHÙNG VĂN KHAI
Theo VNQĐ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét